Nhà máy sản xuất Thực phẩm chức năng đạt GMP-HS đầu tiên tại Việt Nam
Âu Cơ đạt GMP-HS
Sản xuất

Dịch vụ nghiên cứu thực phẩm chức năng, các dạng bào chế viên nang, viên nén, túi cốm

Khái niệm về Dạng thuốc và Bào chế trong nghiên cứu thực phẩm chức năng, gia công sản xuất thực phẩm chức năng.

Trong bào chế hiện đại, dạng thuốc được coi là các “Hệ đưa thuốc” vào cơ thể (Drug Delivery Systems) hoặc “Hệ trị liệu” (Therapeutic Systems) hay “thiết bị” mang thuốc (Devices). Nói cách khác, dạng thuốc là giá mang dược chất, là sản phẩm của ngành dược đưa đến người bệnh, là cầu nối giữa dược sĩ và người bệnh.

Dạng thuốc phải được bào chế sao cho tiện bảo quản, vận chuyển, sử dụng an toàn, hiệu quả và kinh tế.

Dịch vụ nghiên cứu thực phẩm chức năng, các dạng bào chế viên nang, viên nén, túi cốm

Với cùng một dược chất, khi bào chế dưới các dạng thuốc khác nhau dùng theo các đường dùng khác nhau có thể dẫn đến tác dụng lâm sàng khác nhau. Thí dụ: magnesi sulfat dùng dưới dạng bột để uống thì có tác dụng nhuận tràng   , nhưng khi tuêm lại có tác dụng chống co giật. Vì vậy, việc hướng dẫn sử dụng đúng dạng thuốc là hết sức quan trọng. Vì vậy việc hướng dẫn sử dụng đúng dạng thuốc là hết sức quan trọng. Một chế phẩm thuốc được bào chế tốt nhưng hướng dẫn sử dụng không tốt cũng sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thành phẩm: dạng thuốc thường có: dược chất, tá dược và bao bì

Dược chất (active ingredients): là thành phần chính của dạng thuốc, quyết định tác dụng dược lý của thuốc

Các yếu tố thuộc về dược chất liên quan trực tiếp đến SKD của thuốc cần được xem xét khi thiết kế dạng thuốc là:

Lý-hóa tính: độ ổn định hóa học, độ tạn, kích thước tiểu phân…

Độ ổn định hóa học: để đảm bảo tuổi thọ của dạng thuốc, dược chất cần có độ ổn định hóa học cao. Trên thực tế, nhiều nhóm dược chất ít ổn định (dễ bị thủy phân, oxy hóa,…) dẫn đến biến chất trong quá trình bào chế và sử dụng, nhất là khi pha dưới dạng lỏng.

Độ tan: dược chất muốn được hấp thu thì phải hòa tan trong môi trường sinh học. Do vậy, độ tan là yếu tố quan trọng quyết định mức độ hấp thu. Tất cả tính chất của dược chất liên quan đến độ tan như nhóm thân nước trong cấu trúc (OH, amin,..), dạng thù hình, trạng thái kết tinh, dạng muối,… đều ảnh hưởng trực tiếp đến SKD của dạng thuốc. Các dược chất ít tan trong nước (< 1% ở 20oC) thường có vấn đê về SKD, trên thực tế có khoảng 40% dược chất có độ tan hạn chế.

Kích thước tiểu phân (KTTP): KTTP liên quan đến diện tích bề mặt tiếp xúc của dược chất với môi trường hòa tan, do đó ảnh hưởng đến tốc độ hòa tna của dược chất. Khi tốc độ hòa tan tăng sẽ làm tăng tốc độ hấp thu, tức là tăng SKD của thuốc. Do đó, với dược chất ít tan, khi nghiền nhỏ dược chất có thể cải thiện SKD của thuốc.

Tính chất dược động học: tính thấm qua màng sinh học và các thông số dược động học của dược chất là những yếu tố liên quan trực tiếp đến SKD in vivo của thuốc. Các yếu tố liên quan đến tính thấm như KLPT, mức độ ion hóa, hệ số phân bố dầu nước của dược chất là những tiêu chí cần xem xét khi thiết kế một dạng thuốc.

Dựa vào độ tan là tính thấm, hệ thống phân loại sinh học dược BCS (Biopharmaceutical Classification System) chia dược chất thành 4 nhóm: nhóm 1 là dược chất dễ tan, dễ thấm; nhóm 2 là dược chát dễ tan, khó thấm; nhóm 3 là khó tan dễ thấm còn nhóm 4 là vừa khó tan vừa khó thấm. Dạng thuôc chứa dược chất chóm 1 có thể được miễn thử tương đương sinh học, còn dược chất nhóm 4 thường có vấn đề về SKD.

Tá dược (non-active ingredients)

Vai trò của tá dược trong dạng thuốc ngày càng trở nên quan trọng. Trước kia, người ta thường quan niệm là những chất trơ, phụ trợ cho quá trình bào chế và bảo quản dạng thuốc. Ngày nay, trong bào chế hiện đại, với quan niệm dạng thuốc là những hệ đưa thuốc vào cơ thể, tá dược được xem là những giá mang thuốc có ảnh hưởng rất lớn, đến mô hình, cơ chế, tốc độ giải phóng dược chất ra khỏi dược chất và do đó ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như hiệu quả điều trị của thuốc, đặc biệt là các polyme tổng hợp. Mặt khác cũng phải luôn luôn cảnh giác với những tương tác bất lợi của tá dược với dược chất và cơ thể có thể xảy ra mà không phải lúc nào cũng dự đoán trước được, nhất la fnhững polyme không tương hợp sinh học.

 Dịch vụ nghiên cứu thực phẩm chức năng, các dạng bào chế viên nang, viên nén, túi cốm

Bao bì : đồ bao gói cũng được xem là một thành phần quan trọng của dạng thuốc. Ngoài vai trò đảm bảo mỹ quan, cung cấp thông tin về chế phẩm thuốc, bao bì còn tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với thuốc, do đó ảnh hưởng đến độ ổn định của dược chất và tuổi thọ của thuốc, nhất là với các dạng thuốc lỏng đòi hỏi chất lượng cao như thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt.

Dược chất, tá dược, bao bì phải được đặt dưới tác động trực tiếp của kỹ thuật bào chế để hình thành dạng thuốc. Vì vậy, kỹ thuật bào chế cũng được coi là thành phần vô hình của dạng thuốc, góp phần và đảm bảo chất lượng thuốc.

Phân loại : có nhiều cách phân loại dạng thuốc

Theo thể chất : chia làm 3 loại

Dạng thuốc lỏng

Dược chất được hòa tan dưới dạng phân tử hay phân tán trong môi trường lỏng dưới dạng tiểu phân, bao gồm các dạng như dung dịch (dung dịch thuốc nước, còn thuốc, cao thuốc, siro thuốc, elixir, potio,…), hỗn dịch, nhũ dịch,…

Dạng thuốc lỏng có thể dùng uống hay dùng ngoài. Khi dùng để uống, thuốc lỏng có ưu điểm là dễ nuốt, nhất là với trẻ em và người cao tuổi. Trong thuốc lỏng, phần lớn dược chất đã được hoàn tan dưới dạng phân tử nên quá trình SDH đơn giản (không cần qua bước giải phóng, hòa tan), được hấp thụ và gây tác dụng nhanh, thích hợp trong trường hợp  huốc cần thể hiện ngay đáp ứng lâm sàng sau khi dùng (tim mạch, hạ sốt, giảm đau,..). Tuy nhiên, dạng thuốc lỏng phân liều kém chính xác và ít ổn định hơn dạng thuốc rắn (tuổi thọ ngắn hơn), thể tích cồng kềnh, kó vận chuyển và mang theo người.

Dạng thuốc mềm (bán rắn)

Bao gồm các dạng thuốc có thể chất mềm ở nhiệt độ thường, trong đó dược chất ở dạng hòa tan hay phân tán dưới dạng hỗn dịch hay nhũ tương. Dạng thuốc mềm có thể để uống (cao mềm, nang mềm) hay dùng ngoài (mỡ-kem-gel,…)

Dạng thuốc rắn

Bao gồm các dạng bột, pellet, viên tròn, viên nén, viên nang cứng, .. Dạng thuốc rắn có thể tích gọn nhẹ, dễ vận chuyển, bảo quản à sử dụng hơn dạng thuốc lỏng, tuổi thọ thường dài hơn dạng thuốc lỏng, chiếm trên 60% lượng thuốc lưu hành trên thị trường. Dược chất trình bày dưới dạng thuốc rắn dễ che giấu mùi vị và kiểm soát giải phóng. Tuy nhiên dạng thuốc rắn dùng đường uống thường chứa dược chất ít tan, quá trình bào chế lại có nhiều yếu tố tác động bất lợi đến việc giải phóng dược chất (lực nén, vỏ bao,…) nên la fnhững dạng thuốc thường có vấn đề về SKD và tác dụng chậm hơn dạng thuốc lỏng.

Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng viên nang

Dịch vụ nghiên cứu thực phẩm chức năng, các dạng bào chế viên nang, viên nén, túi cốm

Viên nang đóng vỉ

Là dạng thuốc hay gặp nhất trên thị trường và được dùng phổ biến trong cộng đồng vì đây là dạng thuốc dễ bảo quản, người bệnh tự sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc, không cần có sự hỗ trợ của các dụng cụ y tế khác như thuốc tiêm. Viên nang có thể là nang rắn hay mềm được phân liều chính xác và được bào chế dưới dạng thích hợp (dung dịch, bột, hạt) đựng trong vỏ nang làm bằng gelatin hay tinh bột. Với dạng bào chế này, thuốc có thể che giấu được mùi vị khó chịu, làm cho thuốc dễ uống, tránh được các tác động bên ngoài, bảo vệ thuốc không bị dịch vị phá hủy. Vì vậy, không nên nhai để tránh làm hỏng vỏ nang, không tách bỏ vỏ nang để lấy phần dược chất bên trong để uống. Riêng đối với người lớn tuổi, phản xạ nuốt có thể giảm và có hiện tượng giảm tiết nên khi uống người bệnh có thể ngậm viên thuốc trong miệng để làm mềm vỏ nang rồi nuốt với nước nhằm tránh hiện tượng thuốc dính ở thực quản. Người ta thường đựng viên thuốc trong vỉ thiếc hoặc lọ thủy tinh, lọ nhựa... Việc sắp xếp viên thuốc thẳng hàng hoặc nằm chéo trên vỉ, số lượng viên trong mỗi vỉ thuốc cũng đã được nghiên cứu rất kỹ để tiện lợi cho việc sử dụng theo liệu trình điều trị của người bệnh. Ta thấy có những vỉ thuốc có 1, 2, 5 viên, 10 viên, 12 viên, 30 viên hoặc nhiều hơn nữa là để phù hợp với từng loại thuốc. Số viên thuốc trên vỉ hoặc trong lọ không nhất thiết phải chẵn chục. Chẳng hạn như thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng có những phác đồ điều trị 14 ngày nên số thuốc thường là 14 hoặc 28 tùy theo từng loại. Một dược sĩ làm công nghiệp dược đã đề xuất đóng vỉ 12 viên thay vì đóng 10 viên/vỉ mặc dù phải chi thêm kinh phí để cải tiến dây chuyền sản xuất. Như vậy, vỉ 12 viên sẽ dùng chẵn cho 3 ngày (4 viên/ngày) giúp bệnh nhân dễ phân liều và khỏi quên thuốc.

 Thuốc viên có nhiều màu sắc, kiểu dáng bắt mắt giúp người bệnh thân thiện hơn với thuốc.

Thuốc viên có nhiều màu sắc, kiểu dáng bắt mắt giúp người bệnh thân thiện hơn với thuốc.

Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng viên nén

Viên nén trong dược phẩm

Dịch vụ nghiên cứu thực phẩm chức năng, các dạng bào chế viên nang, viên nén, túi cốm

Cũng là dạng thuốc chiếm số đông trên các quầy hàng, kệ thuốc ở các nhà thuốc hiện nay. Có nhiều hình dạng, kích thước cho mỗi dạng thuốc viên nén; có thể được điều chế bằng cách nén một hay nhiều dược chất. Mỗi viên nén là một đơn vị liều, do đó rất dễ sử dụng, dễ vận chuyển và dễ bảo quản. Tốt nhất nên uống với nhiều nước (nước đun sôi để nguội, khoảng 200ml). Tuy nhiên, viên nén có tác dụng chậm hơn thuốc tiêm, khó uống đối với trẻ em, người lớn tuổi, người đang bị hôn mê. Người ta thường bao bọc viên nén bằng một lớp màng thích hợp nhằm mục đích che giấu mùi vị khó chịu của dược chất, tránh được các tác động bên ngoài, bảo vệ thuốc không bị dịch vị phá hủy, hay kiểm soát sự giải phóng dược chất (giúp giải phóng thuốc chậm). Viên ngậm thường được dùng để sát khuẩn, chống viêm trong khoang miệng. Dược chất được phóng thích từ từ. Viên ngậm dưới lưỡi thường được dùng khi cần tác dụng nhanh của thuốc hoặc tránh sự phân hủy ở dịch vị và ở gan. Dược chất phải được phóng thích nhanh và nhanh chóng cho tác dụng toàn thân.

 

Bài khác
Video
Tin Tức

Năm 2023, Công ty Âu Cơ đã đầu tư thêm hệ thống đóng gói cấp 1 mới phục vụ cho hoạt động sản xuất các sản phẩm Thực phẩm, Thực phẩm bổ sung dạng lon. Đây là 1 hệ thống hiện đại được cấu thành từ 7 bộ phận, thiết bị khác nhau bao gồm: Băng tải khử khuẩn, máy cấp liệu tự động hút chân không, máy định lượng trục vít tự động, máy viền mí tự động, máy tách nitơ, máy sấy khí và băng tải.

Nước là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất của nhà máy Âu Cơ. Nước đóng vai trò thiết yếu trong công tác vệ sinh và cũng là dung môi quan trọng trong quá trình sản xuất. Nước được sử dụng tại nhà máy gồm 2 loại: Nước sinh hoạt và nước tinh khiết.

Ngày quốc tế phụ nữ 8.3 đã được lựa chọn là ngày lễ dành riêng cho phái nữ trên toàn thế giới, ngày này được Liên hợp quốc chính thức hóa vào năm 1977

Sản xuất

Đa số mọi người uống thuốc đều chú ý tới cách sử dụng và liều lượng thuốc nhưng lại ít để ý tới nhiệt độ nước dùng để uống kèm. Trên thực tế, không nên dùng nước nóng để uống thuốc vì có thể gây ra các phản ứng vật lý hoặc hóa học làm ảnh hưởng tới hiệu quả thuốc.

Trong những năm gần đây, xu hướng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng nâng lên một tầm cao mới. Đặc biệt năm 2018 với các cảnh báo từ Tổ chức Y tế Thế Giới “WTO” báo động về thực trạng tràn lan các bệnh mạn tính và mức độ an toàn thực phẩm toàn cầu thì nhu cầu sử dụng thực phẩm lành mạnh, có bổ sung dưỡng chất đã tạo nên một làn sóng cao trào được người tiêu dùng thông thái quan tâm và lựa chọn.

Cũng như mọi năm, cuối năm luôn là cao điểm của sản xuất trên toàn bộ nhà máy Âu Cơ, từ các dạng viên nang, viên nén bao phim hay các dòng sản phẩm dạng dung dịch đóng lọ, dạng kem xoa bóp hay các dạng cốm, bột cho trẻ…

Sản phẩm khác