Tiêu chuẩn để hội nhập quốc tế
Thực trạng sản xuất và kinh doanh TPCN tại Việt Nam hiện tại chưa có báo cáo đánh giá chi tiết. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt nam (VAFF), năm 2010 có khoảng trên 3.700 sản phẩm TPCN công bố tại Bộ Y tế và có khoảng 1.600 cơ sở sản xuất và kinh doanh loại sản phẩm này. TPCN khác dược phẩm cơ bản là ở chỗ: dược phẩm tuân theo Luật Dược còn TPCN tuân theo Luật An toàn thực phẩm. Dược phẩm là chủ yếu phục vụ điều trị bệnh. Các sản phẩm thuốc phải tuân thủ ngặt nghèo theo các tiêu chuẩn GPs và phải được sự cấp phép (sau khi đã qua sự xét duyệt của Hội đồng thuốc). TPCN chủ yếu nhằm mục đích phòng và hỗ trợ bệnh. Các sản phẩm do nhà sản xuất tự công bố và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ chứng nhận lưu hành (sắp tới các cơ quan ngoài nhà nước sẽ chịu trách nhiệm hợp chuẩn, nhà nước chỉ công bố hợp quy). Như vậy đối với TPCN, chủ yếu là cơ quan quản lý sẽ hậu kiểm (kiểm tra, thanh tra, kiểm nghiệm sản phẩm…) Đối với cơ sở sản xuất TPCN, theo quy định, cơ sở đó phải đạt đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm và Bộ Y tế khuyến khích cơ sở đạt các tiêu chuẩn như HACCP, ISO, GMP.
GMP-HS trong sản xuất TPCN tại nhà máy Âu Cơ
Nguyên tắc GMP-HS do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) ban hành dựa theo hướng dẫn của GMP ASEAN (guideline), gồm 10 chương quy định rõ ràng về: Quản lý chất lượng; Nhân sự; Nhà xưởng và trang thiết bị; Vệ sinh, Hồ sơ tài liệu; Sản xuất và kiểm soát quá trình; Kiểm tra chất lượng; Sản xuất và kiểm nghiệm theo hợp đồng; Khiếu nại và thu hồi sản phẩm, Tự thanh tra. Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Âu Cơ là công ty đầu tiên trong nước áp dụng nguyên tắc này (được cấp chứng nhận GMP - HS 2014). Đây là sự nỗ lực tự khẳng định mình của Âu Cơ, đồng thời, cũng là sự ghi nhận đầu tiên của ngành TPCN trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Công cụ quản lý hiệu quả
Ông Hà Hồng Phúc - Giám đốc Âu Cơ chia sẻ “Qua thực tế áp dụng nguyên tắc GMP – HS, chúng tôi nhận thấy lợi ích to lớn cho việc quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, đặc biệt là nguồn nguyên liệu được kiểm soát tốt hơn. Hồ sơ sản phẩm (Product Master File) được ghi chép và vi tính hóa cho phép theo dõi độ ổn định của sản phẩm theo đúng quy trình. Các nguyên liệu được tiêu chuẩn hóa và biệt trữ dưới dạng cao đặc hoặc cao lỏng (đối với nguyên liệu thảo dược). Các nguyên liệu sinh học, khoáng và vitamin cũng được kiểm nghiệm trước khi đưa vào sử dụng và có hồ sơ lưu để theo dõi. Các nguyên liệu này phải có tiêu chuẩn và phiếu phân tích. Vai trò của các cơ sở kiểm nghiệm đã giúp chúng tôi trong việc kiểm tra đầu vào, quá trình sản xuất và quá trình lưu thông sản phẩm”.
Ảnh chụp tại nhà máy Âu Cơ - Từ Liêm - Hà Nội
Tuy nhiên, Âu Cơ cũng gặp phải một số khó khăn khi tuân thủ quy trình GMP-HS này. Đó là việc các đối tác của Âu Cơ như đối tác cung cấp bao bì, tá dược , nguyên liệu thảo dược… nhiều khi không đáp ứng được các tiêu chuẩn do Âu Cơ đề ra, gây chậm tiến độ hoặc gây khó khăn cho hoạt động kiểm soát chất lượng. Để giải quyết các khó khăn này, Âu Cơ đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Trung tâm kiểm nghiệm Hà Nội và nhận được sự hỗ trợ về nghiên cứu tiêu chuẩn, kiểm nghiệm nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.
Âu Cơ là nhà máy sản xuất TPCN đạt GMP-HS đầu tiên tại Việt Nam
Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong đó có Bộ Tài chính. Khi đó, đồng chí Phạm Văn Đồng được chỉ định làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, đánh dấu sự ra đời của ngành Tài chính cách mạng Việt Nam.
Theo y học cổ truyền, Phương Quy tỳ là một bài thuốc đông y thường được sử dụng để điều trị các chứng suy yếu về tạng kỳ, như kém ăn, người gầy, da xanh, sắc mặt trắng bệch, môi tái, móng tay, chân nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, hay choáng váng, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ, ngủ hay mơ mộng, hồi hộp, hay quên.Ngoài ra còn trị các chứng do mất máu, chảy máu cam, chấn thương, cơ thể suy nhược
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, có trên 50% nam giới ở độ tuổi từ 60 – 70 tuổi bị u xơ tuyến tiền liệt, tỷ lệ này lên đến 88% ở những người 80 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh thường gia tăng theo độ tuổi
Đa số mọi người uống thuốc đều chú ý tới cách sử dụng và liều lượng thuốc nhưng lại ít để ý tới nhiệt độ nước dùng để uống kèm. Trên thực tế, không nên dùng nước nóng để uống thuốc vì có thể gây ra các phản ứng vật lý hoặc hóa học làm ảnh hưởng tới hiệu quả thuốc.
Trong những năm gần đây, xu hướng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng nâng lên một tầm cao mới. Đặc biệt năm 2018 với các cảnh báo từ Tổ chức Y tế Thế Giới “WTO” báo động về thực trạng tràn lan các bệnh mạn tính và mức độ an toàn thực phẩm toàn cầu thì nhu cầu sử dụng thực phẩm lành mạnh, có bổ sung dưỡng chất đã tạo nên một làn sóng cao trào được người tiêu dùng thông thái quan tâm và lựa chọn.
Cũng như mọi năm, cuối năm luôn là cao điểm của sản xuất trên toàn bộ nhà máy Âu Cơ, từ các dạng viên nang, viên nén bao phim hay các dòng sản phẩm dạng dung dịch đóng lọ, dạng kem xoa bóp hay các dạng cốm, bột cho trẻ…