Nhà máy sản xuất Thực phẩm chức năng đạt GMP-HS đầu tiên tại Việt Nam
Âu Cơ đạt GMP-HS
Tin Tức

5 thảo dược tiềm năng cho ngành sản xuất thực phẩm chức năng

Dưới đây là cái nhìn ban đầu về một vài thành phần dược thảo đầy tiềm năng vì nhiều lý do cho tới nay vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu:

Nhụy nghệ tây (Saffron)

Với mùi thơm mạnh mẽ và kỳ lạ, nhụy nghệ tây - “hoàng đế của thế giới gia vị” với mức giá còn đắt hơn vàng đang tạo nên cơn sốt của giới nhà giàu sành ăn. Tuy nhiên, nhụy nghệ tây không chỉ là loại gia vị làm nên nét ẩm thực độc đáo mà còn là dược thảo với nhiều công dụng bất ngờ.

5 thảo dược tiềm năng sản xuất thực phẩm chức năng 1

Trong năm 2016, các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh tiêu thụ nghệ tây có thể giảm lo âu, trầm cảm, suy giảm nhận thức nhẹ và thậm chí ngăn ngừa tổn thương da do tia UV. Nghệ tây rất giàu carotenoid - một chất chống oxy hóa có đặc tính kháng viêm rất tốt. Carotenoid crocetin trong nghệ tây có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn, giảm cholesterol trong máu và ngăn ngừa sự tích tụ của nó tại thành động mạch. Do đó, tiêu thụ nghệ tây có thể ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ đau tim và giữ cho chỉ số huyết áp được ổn định. Vì vậy, nghệ tây được coi như một loại thực phẩm chức năng rất tốt có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch.

Thực tế, thực phẩm chức năng có thành phần nghệ tây vẫn chưa xuất hiện nhiều trên thị trường, tuy nhiên một số chuyên gia đầu ngành cho rằng điều đó có thể thay đổi. Trên tờ HerbalGram số tháng 5 – tháng 7/2016 của Hội đồng Thực vật Hoa Kỳ đã đề cập tới việc nâng cao nhận thức về nghệ tây trong ngành công nghiệp thực phẩm chức năng. Theo đó, nếu nhụy nghệ tây trở thành một loại thực phẩm chức năng phổ biến, thì các nhà sản xuất và các nhà phân phối có thể phải vật lộn với mức giá quá cao của nó. Tuy nhiên, mức giá sẽ không phải trở ngại nữa nếu người ta chiết xuất được tinh chất từ chính những cánh hoa nghệ tây bị bỏ đi. Vấn đề chỉ còn là nghiên cứu để chiết xuất như thế nào mà thôi.

Copalchi

5 thảo dược sản xuất thực phẩm chức năng 2

Đây là một loại cây được tìm thấy ở Trung Mỹ, còn được biết đến với tên gọi Hintonia latiflora và có công dụng trong quản lý bệnh đái tháo đường. Đáng chú ý, một công ty ở Đức tên là Harras Pharma Curarina GmbH đang bán chiết xuất Copalchi dưới tên thương hiệu Sucontral và đã thực hiện nhiều nghiên cứu riêng biệt về loại cây này cũng như nắm độc quyền thông tin về loại dược thảo này. Ngoài ra, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về Copalchi và các nhà khoa học đang hết sức tò mò. Chỉ biết rằng, trong khi các dược thảo khác được giúp hạ glucose máu trực tiếp trong vòng vài giờ sau khi sử dụng, thì copalchi dường như lại ảnh hưởng đến độ nhạy cảm insulin và HbA1c. Như đã biết, chỉ số Hb1Ac cao cho thấy cơ thể kiểm soát đường huyết kém và có nguy cơ phát triển các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Kanna (Sceletium tortuosum)

Trong suốt nhiều thế kỷ qua, những người Nam Phi bản địa thường nhai cây Kanna vì họ tin rằng chúng giúp cho cơ thể xả stress, giảm cơn đói, an thần và làm cho tinh thần trở nên sảng khoái hơn. Giống cây này chỉ sống ở một số vùng đất khô cằn phía Tây Nam Nam Phi như Kanna, Channa, Kougoed và được người San dùng để giảm cơn đói, khát, mệt mỏi. Người ta thường nhai lá, thân song cũng có thể được pha uống như trà và cuốn lại để hút. GS. Ben-Erik Van Wyk, chuyên nghiên cứu về sinh vật học tại trường Đại học Johannesburg (Mỹ) cho biết, những nghiên cứu trên loại cây này không cho thấy có tác dụng phụ hay độc tố nào.

Hiện các nhà khoa học địa phương đã được cấp phép để bắt tay vào nghiên cứu và nhân rộng loại cây, lên kế hoạch để xuất bán sang các nước trên thế giới.

Chuchuhuasi

5 thảo dược sản xuất thực phẩm chức năng 3

Vỏ cây Chuchuhuasi (maytenus krukovii) được người dân khu vực Amazon thuộc Peru sử dụng để giảm đau từ lâu đời. Chris Kilham - tác giả của cuốn sách “Medicine Hunter” cho hay Chuchuhuasi không hiếm và thậm chí có thể được tìm thấy trong các bài thuốc dân gian khi kết hợp cây vuốt mèo (Uncaria tomentosa) để uống.

Dù chưa có nhiều nghiên cứu về cây Chuchuhuasi được công bố, nhưng các nhà khoa học tiết lộ loại vỏ cây này có rất nhiều lợi ích tiêu dùng tiềm năng khác nhau, bao gồm: Chống oxy hóa, chống viêm, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giảm đau. Trong một nghiên cứu trên động vật, Chuchuhuasi được so sánh với công dụng của thuốc Ibuprofen trong giảm đau.

Hạt thì là đen (Black Cumin)

5 thảo dược sản xuất TPCN4

Dầu chiết độc đáo từ loại hạt tới từ Trung Đông này có khả năng thành công trong thị trường thực phẩm chức năng. Dầu hạt thì là đen được chiết xuất từ hạt cây Nigella Sativa (cây thì là đen) có nguồn gốc từ châu Á. Trong dầu hạt thì là đen chứa nhiều hoạt chất như: Nigellone, thymoquione, acid myristic, acid palmitic, acid stearic, acid palmitoleic, acid oleic, acid linoleic, acid arachidonic, các protein, vitamins B1, B2, B3, calci, folate, sắt, đồng, kẽm và phospho… được nghiên cứu chứng minh là mang đến vô số lợi ích cho sức khỏe.

Các nghiên cứu về thì là đen ngày càng nhiều, đặc biệt là liên quan đến thymoquinone -  một chất điều hòa miễn dịch, cứu trợ hô hấp, hỗ trợ tim mạch và thậm chí có thể ngăn ngừa ung thư.

ST.

Bài khác
Video
Tin Tức

Năm 2023, Công ty Âu Cơ đã đầu tư thêm hệ thống đóng gói cấp 1 mới phục vụ cho hoạt động sản xuất các sản phẩm Thực phẩm, Thực phẩm bổ sung dạng lon. Đây là 1 hệ thống hiện đại được cấu thành từ 7 bộ phận, thiết bị khác nhau bao gồm: Băng tải khử khuẩn, máy cấp liệu tự động hút chân không, máy định lượng trục vít tự động, máy viền mí tự động, máy tách nitơ, máy sấy khí và băng tải.

Nước là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất của nhà máy Âu Cơ. Nước đóng vai trò thiết yếu trong công tác vệ sinh và cũng là dung môi quan trọng trong quá trình sản xuất. Nước được sử dụng tại nhà máy gồm 2 loại: Nước sinh hoạt và nước tinh khiết.

Ngày quốc tế phụ nữ 8.3 đã được lựa chọn là ngày lễ dành riêng cho phái nữ trên toàn thế giới, ngày này được Liên hợp quốc chính thức hóa vào năm 1977

Sản xuất

Đa số mọi người uống thuốc đều chú ý tới cách sử dụng và liều lượng thuốc nhưng lại ít để ý tới nhiệt độ nước dùng để uống kèm. Trên thực tế, không nên dùng nước nóng để uống thuốc vì có thể gây ra các phản ứng vật lý hoặc hóa học làm ảnh hưởng tới hiệu quả thuốc.

Trong những năm gần đây, xu hướng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng nâng lên một tầm cao mới. Đặc biệt năm 2018 với các cảnh báo từ Tổ chức Y tế Thế Giới “WTO” báo động về thực trạng tràn lan các bệnh mạn tính và mức độ an toàn thực phẩm toàn cầu thì nhu cầu sử dụng thực phẩm lành mạnh, có bổ sung dưỡng chất đã tạo nên một làn sóng cao trào được người tiêu dùng thông thái quan tâm và lựa chọn.

Cũng như mọi năm, cuối năm luôn là cao điểm của sản xuất trên toàn bộ nhà máy Âu Cơ, từ các dạng viên nang, viên nén bao phim hay các dòng sản phẩm dạng dung dịch đóng lọ, dạng kem xoa bóp hay các dạng cốm, bột cho trẻ…

Sản phẩm khác