Nhà máy sản xuất Thực phẩm chức năng đạt GMP-HS đầu tiên tại Việt Nam
Âu Cơ đạt GMP-HS
Tin Tức

Nguồn dược liệu sạch cho sản xuất thực phẩm chức năng

Kết quả thanh, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc năm 2014 tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương cho thấy, khoảng 8% thuốc Đông dược không đạt chất lượng. Tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng cũng khá phức tạp. Trong 6.069 mẫu thuốc đông dược - dược liệu được Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương lấy mẫu để kiểm nghiệm chất lượng thì phát hiện 454 mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, chiếm tỷ lệ 7,48%. Thuốc Đông dược không đạt chất lượng chủ yếu là các chỉ tiêu: Độ nhiễm khuẩn, độ ẩm; Một số vị dược liệu bị nhầm lẫn. Ngoài ra, các đơn vị trong Hệ thống kiểm nghiệm còn phát hiện 29 mẫu dược liệu bị nhầm lẫn, giả mạo.

Bên cạnh đó, dược liệu rác, dược liệu tẩm ướp hóa chất từ nước ngoài nhập vào đang là một vấn nạn đe dọa trực tiếp đến ngành y học cổ truyền trong nước và nhiều loài cây dược liệu quý hiếm của Việt Nam đang xuất khẩu không kiểm soát qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Theo Vụ Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế): Kết quả lấy mẫu, kiểm nghiệm trên hơn 400 mẫu dược liệu được lấy tại 70 cơ sở khám bệnh, khoa y học cổ truyền tại 5 tỉnh/thành phố (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương) cho thấy, nhiều vị thuốc không đảm bảo chất lượng hiện đang được sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh. Tính riêng đợt 1, với tổng số 193 mẫu, đã có tới 66% số mẫu không đạt chỉ tiêu so với tài liệu Dược điển Việt Nam. Nhiều vị thuốc dễ gây sự nhầm lẫn giữa các loại (như khó phân biệt), trộn lẫn hóa chất, không đạt chỉ số về hoạt chất.

Không chủ động được nguồn nguyên liệu dược phẩm, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, đã dẫn tới nhiều hệ lụy như khả năng cạnh tranh thấp, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chưa kể tới việc rủi ro từ những biến động thị trường khiến doanh nghiệp dược phải dừng sản xuất một khi nguồn nguyên liệu bị thao túng. Chuẩn hóa nguồn dược liệu đã trở thành bài toán then chốt quyết định chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm ngành dược.

Đánh giá về thực trạng này, các nhà quản lý cho rằng: Phần lớn các doanh nghiệp dược/TPCN chưa tự chủ được nguồn cung ứng (do chưa thực hiện GACP-WHO), chưa có trang thiết bị đạt chuẩn để kiểm nghiệm nguồn dược liệu đầu vào khiến việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, hàm lượng kim loại nặng… cũng như quy trình chế biến, bào chế dược liệu chưa thống nhất và ổn định. Ngoài ra, để có được dược liệu sạch, khâu bảo quản cũng rất quan trọng.

Tod Cooperman - Chủ tịch của ConsumerLab.com (một công ty kiểm nghiệm TPCN độc lập uy tín), nguyên liệu dược liệu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm TPCN. Một khi nguyên liệu không đảm bảo an toàn thì dù quy trình sản xuất có nghiêm ngặt đến mức nào, sản phẩm cũng không đảm bảo chất lượng.

Phát triển các sản phẩm từ dược liệu sạch

Nguồn dược liệu sạch cho sản xuất thực phẩm chức năng

 Với nguồn dược liệu quý hiếm, phong phú và đa dạng, thế nhưng, hàng năm Việt Nam vẫn phải tiêu tốn rất nhiều tiền vào việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài. Nguy hiểm hơn, các nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng chưa phải là nguồn nguyên liệu sạch, nguyên liệu đảm bảo, đặc biệt là nguyên liệu cho ngành sản xuất TPCN.

PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam, cho biết: “Ngành Thực phẩm Chức năng trong nước đúng là đang gặp khó khăn. Chúng ta có nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú nhưng biến thành sản phẩm chất lượng cao thì hạn chế”.

Nguồn dược liệu sạch cho sản xuất thực phẩm chức năng

Theo báo cáo của Hiệp hội TPCN Việt Nam, tính đến thời điểm này, chỉ tính riêng số lượng TPCN sản xuất trong nước là 2.300 sản phẩm chiếm khoảng 40% tổng số sản phẩm lưu hành. Với năng lực sản xuất như vậy, hàng năm nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất TPCN của Việt Nam là khoảng từ 50.000 - 70.000 tấn. Tuy nhiên, trên 80% sản lượng và gần 500 danh mục nguyên liệu để sản xuất TPCN lại là nhập khẩu trong khi tiềm năng dược liệu của Việt Nam rất lớn và có thể đáp ứng được quá trình sản xuất.

Chính vì thế, đây là lúc, các doanh nghiệp dược phẩm/TPCN uy tín nên thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng đồng thời tạo ra chuỗi giá trị khác biệt, bền vững, khoa học thì mới nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía người tiêu dùng.

Nguồn dược liệu sạch cho sản xuất thực phẩm chức năng

Cũng theo PGS.TS Trần Đáng, phát triển dược liệu sạch là nhu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh dược phẩm/TPCN nếu muốn từng bước hiện đại hóa và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài; Nó cũng góp phần giải quyết vấn đề bức xúc của thời đại hiện nay là môi trường.

Nhận thức được vai trò quan trọng của nguyên liệu trong sản xuất TPCN, những năm vừa qua, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TPCN cũng đã chú trọng đầu tư, phát triển các vùng dược liệu. Các cơ sở sản xuất TPCN cũng đã có kế hoạch kết hợp khai thác phù hợp với nuôi trồng để luôn “làm chủ” nguyên liệu sản xuất.

Nguồn dược liệu sạch cho sản xuất thực phẩm chức năng

Các nhà quản lý và nhà doanh nghiệp cũng đã bắt tay xây dựng cơ chế, kế hoạch và định hướng phát triển nguồn nguyên liệu trong nước thông qua hai đối tượng liên quan là: Nhà khoa học (những người làm công tác nghiên cứu nhằm tìm ra cách thức và công nghệ ứng dụng trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên của Việt Nam vào sản xuất) và nhà nông (những người sẽ trực tiếp chăm sóc và phát triển nguồn nguyên liệu này tại các địa phương).

Trong Chiến lược phát triển ngành từ nay đến 2020, tầm nhìn 2030, Bộ Y tế cũng đã đặt mục tiêu là chủ động được 80% dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO vào 2020 và 100% vào 2030. Tuy nhiên, việc áp dụng Tiêu chuẩn VietGAP-TPCN hay GACP-WHO chẳng dễ dàng gì, ngay cả với những doanh nghiệp đầu tư bài bản, tài chính ổn định. Mục tiêu này cần sự chủ động từ doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Nguồn dược liệu sạch cho sản xuất thực phẩm chức năng

Vùng trồng dược liệu từ nhà máy sản xuất TPCN Âu Cơ

Việc chủ động được nguồn dược liệu sạch không chỉ tạo ra những sản phẩm TPCN (ngay kể cả các loại thuốc Đông dược) có chất lượng, an toàn và hiệu quả (tiêu chuẩn vệ sinh cao) mà còn làm tăng thu nhập cho người trồng, phục vụ tốt hơn cho công tác phòng chữa bệnh cho nhân dân, cũng là góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

 

(Theo nguồn Healthplus.vn)

Bài khác
Video
Tin Tức

Năm 2023, Công ty Âu Cơ đã đầu tư thêm hệ thống đóng gói cấp 1 mới phục vụ cho hoạt động sản xuất các sản phẩm Thực phẩm, Thực phẩm bổ sung dạng lon. Đây là 1 hệ thống hiện đại được cấu thành từ 7 bộ phận, thiết bị khác nhau bao gồm: Băng tải khử khuẩn, máy cấp liệu tự động hút chân không, máy định lượng trục vít tự động, máy viền mí tự động, máy tách nitơ, máy sấy khí và băng tải.

Nước là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất của nhà máy Âu Cơ. Nước đóng vai trò thiết yếu trong công tác vệ sinh và cũng là dung môi quan trọng trong quá trình sản xuất. Nước được sử dụng tại nhà máy gồm 2 loại: Nước sinh hoạt và nước tinh khiết.

Ngày quốc tế phụ nữ 8.3 đã được lựa chọn là ngày lễ dành riêng cho phái nữ trên toàn thế giới, ngày này được Liên hợp quốc chính thức hóa vào năm 1977

Sản xuất

Đa số mọi người uống thuốc đều chú ý tới cách sử dụng và liều lượng thuốc nhưng lại ít để ý tới nhiệt độ nước dùng để uống kèm. Trên thực tế, không nên dùng nước nóng để uống thuốc vì có thể gây ra các phản ứng vật lý hoặc hóa học làm ảnh hưởng tới hiệu quả thuốc.

Trong những năm gần đây, xu hướng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng nâng lên một tầm cao mới. Đặc biệt năm 2018 với các cảnh báo từ Tổ chức Y tế Thế Giới “WTO” báo động về thực trạng tràn lan các bệnh mạn tính và mức độ an toàn thực phẩm toàn cầu thì nhu cầu sử dụng thực phẩm lành mạnh, có bổ sung dưỡng chất đã tạo nên một làn sóng cao trào được người tiêu dùng thông thái quan tâm và lựa chọn.

Cũng như mọi năm, cuối năm luôn là cao điểm của sản xuất trên toàn bộ nhà máy Âu Cơ, từ các dạng viên nang, viên nén bao phim hay các dòng sản phẩm dạng dung dịch đóng lọ, dạng kem xoa bóp hay các dạng cốm, bột cho trẻ…

Sản phẩm khác