Nhà máy sản xuất Thực phẩm chức năng đạt GMP-HS đầu tiên tại Việt Nam
Âu Cơ đạt GMP-HS
Tin Tức

Liên tục phát hiện nhiều tấn dược liệu không nguồn gốc

Thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật Dược (sửa đổi), đề cập đến vấn đề sử dụng dược liệu, ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) cho rằng, hiện nay đa số dược liệu đều được nhập ở nước ngoài, trong khi đó trình độ của chúng ta không biết kiểm soát được đến đâu. Dược liệu nhập chủ yếu là các loại dược liệu đã chiết suất hoạt chất thành chất dược liệu tốt bán ở nước bạn, sau đó chiết suất lần 2, lần 3 để xuất sang Việt Nam với giá rất rẻ, chỉ bằng 1/4, 1/3 giá dược liệu trong nước. Người bệnh cứ uống toàn “thuốc bã” đấy thì làm sao khỏi được. Nếu cứ tiếp tục sử dụng nguồn dược liệu nhập này thì ngành YHCT của chúng ta sẽ dần dần bị triệt tiêu.

Liên tục phát hiện nhiều tấn dược liệu không nguồn gốc2

Liên tiếp trong thời gian vừa qua, lực lượng chức năng đã bắt giữ số lượng lớn nguyên liệu làm thuốc Đông y không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định, thẩm lậu qua biên giới vào Việt Nam. Đáng lo ngại khi những loại thuốc không rõ nguồn gốc, được tẩm ướp các chất bảo quản độc hại thì những tác hại mà nó gây ra cho người sử dụng sẽ là khôn lường.

Phát hiện dược liệu nhập lậu

Mới đây nhất vào chiều ngày 23/4, tại địa bàn phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an và Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa phối hợp cùng tiến hành kiểm tra xe ôtô tải mang BKS 29C - 000.25 do lái xe Tô Văn Học điều khiển. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện xe tải đang vận chuyển khoảng 6 tấn rễ, vỏ cây nghi là nguyên, dược liệu để làm thuốc Bắc, lái xe Tô Văn Học không xuất trình được hóa đơn chứng từ hợp pháp liên quan tới số hàng trên. Qua đấu tranh, lực lượng chức năng đã xác định chủ lô hàng trên là Bùi Minh Đức (35 tuổi, trú tại thôn Pác Mạ, xã Yên Khoái, Lộc Bình, Lạng Sơn). Tại cơ quan chức năng, Đức khai nhận, 6 tấn dược liệu, nông sản gồm các loại rễ và vỏ cây này được Đức mua của một số người không quen biết với giá từ 5 - 6 ngàn đồng/kg với ý định đem xuống Hà Nội bán kiếm lời. Toàn bộ số hàng trên có xuất xứ từ Trung Quốc và khi mua bán không hề có hóa đơn, chứng từ. Hiện toàn bộ số hàng trên đang được lực lượng chức năng lập biên bản và tiến hành xử lý theo quy định.

Lực lượng liên ngành kiểm tra, thu giữ 6 tấn nguyên liệu để làm thuốc Bắc.

Trước đó, vào ngày 11/4, tổ công tác Đội Cảnh sát kinh tế Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) làm nhiệm vụ tại địa bàn xã Ninh Hiệp (Gia Lâm) đã bắt quả tang 1 xe tải mang BKS 29C-644.32 do Nguyễn Duy Thắng (SN 1983, trú ở thôn 2, xã Đình Xuyên, Gia Lâm) điều khiển. Trên xe có 14 mặt hàng dược liệu, tổng trọng lượng khoảng 5,3 tấn, trị giá hàng trăm triệu đồng. Một số loại dược liệu có bao bì ghi chữ Trung Quốc. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, tài xế đã không xuất trình đủ giấy tờ, hóa đơn hợp lệ liên quan đến số dược liệu trên.

 

Liên tục phát hiện nhiều tấn dược liệu không nguồn gốc1

 

Tác hại khôn lường của dược liệu không nguồn gốc

Nhiều bác sĩ Đông y khẳng định, dùng thuốc Đông y giả không những không chữa khỏi bệnh mà còn có thể thêm bệnh, tiền mất tật mang. Với những loại thuốc được tẩm ướp các chất bảo quản độc hại hoặc thêm các tạp chất khác để tăng trọng lượng thuốc thì tác hại nguy hiểm mà nó gây ra cho người sử dụng là khôn lường. Khi hàm lượng hoạt chất thấp thì người bệnh uống thuốc không đủ liều lượng, không khỏi bệnh. Còn dùng phải thuốc giả, thuốc có những độc tố có thể gây dị ứng. Lưu ý, dị ứng thuốc Đông y thường diễn ra muộn hơn (sau 10 - 20 ngày) so với thuốc Tây y nên người bệnh khó nhận biết, đồng thời tình trạng người bệnh cũng thường nặng hơn các loại thuốc khác, điều trị khó khăn hơn.

Theo lương y Nguyễn Văn Phong - Phó Chủ tịch Hội Đông y huyện Thanh Trì cho biết, có nhiều loại thuốc bị làm giả mạo như: hồng hoa, hà thủ ô đỏ, kim ngân, hoài sơn...; hoặc được bảo quản bằng chất độc như: lưu huỳnh, chì, kẽm, thủy ngân,... Quá trình sản xuất, sơ chế thuốc đều bằng phương pháp thủ công, trong khi nguyên liệu nhập từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc nên người dân không thể phát hiện hàm lượng kim loại nặng, thuốc trừ sâu còn tồn dư trong thuốc. Ngoài ra, việc sơ chế thuốc thủ công sẽ tạo điều kiện để các hộ gia đình, cơ sở lạm dụng lưu huỳnh xông khô, bảo quản đông dược được lâu, điều này nguy hiểm vô cùng. Những trường hợp ngâm thuốc Đông dược để uống hoặc tán nhỏ để dùng sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Vì khi đó khói lưu huỳnh bám trên thuốc do dùng quá liều lượng sẽ trực tiếp đi vào cơ thể gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới hệ thần kinh cũng như các bộ phận khác trên cơ thể, thậm chí gây tử vong.

Cũng theo lương y Nguyễn Văn Phong, thông thường nguyên liệu Đông dược cần được đảm bảo đúng quy cách. Kiểm soát từ khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ ánh sáng đúng quy định để thuốc không bị hư hỏng, biến chất và mất chất lượng. Thường thuốc y học cổ truyền được bảo quản tốt chỉ có hạn dùng một năm. Thuốc Đông y giả, dùng hóa chất chế biến không đúng quy cách ngoài việc gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe người sử dụng mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành y dược cổ truyền Việt Nam.

 Theo: suckhoedoisong.vn

 

 

Bài khác
Video
Tin Tức

Năm 2023, Công ty Âu Cơ đã đầu tư thêm hệ thống đóng gói cấp 1 mới phục vụ cho hoạt động sản xuất các sản phẩm Thực phẩm, Thực phẩm bổ sung dạng lon. Đây là 1 hệ thống hiện đại được cấu thành từ 7 bộ phận, thiết bị khác nhau bao gồm: Băng tải khử khuẩn, máy cấp liệu tự động hút chân không, máy định lượng trục vít tự động, máy viền mí tự động, máy tách nitơ, máy sấy khí và băng tải.

Nước là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất của nhà máy Âu Cơ. Nước đóng vai trò thiết yếu trong công tác vệ sinh và cũng là dung môi quan trọng trong quá trình sản xuất. Nước được sử dụng tại nhà máy gồm 2 loại: Nước sinh hoạt và nước tinh khiết.

Ngày quốc tế phụ nữ 8.3 đã được lựa chọn là ngày lễ dành riêng cho phái nữ trên toàn thế giới, ngày này được Liên hợp quốc chính thức hóa vào năm 1977

Sản xuất

Đa số mọi người uống thuốc đều chú ý tới cách sử dụng và liều lượng thuốc nhưng lại ít để ý tới nhiệt độ nước dùng để uống kèm. Trên thực tế, không nên dùng nước nóng để uống thuốc vì có thể gây ra các phản ứng vật lý hoặc hóa học làm ảnh hưởng tới hiệu quả thuốc.

Trong những năm gần đây, xu hướng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng nâng lên một tầm cao mới. Đặc biệt năm 2018 với các cảnh báo từ Tổ chức Y tế Thế Giới “WTO” báo động về thực trạng tràn lan các bệnh mạn tính và mức độ an toàn thực phẩm toàn cầu thì nhu cầu sử dụng thực phẩm lành mạnh, có bổ sung dưỡng chất đã tạo nên một làn sóng cao trào được người tiêu dùng thông thái quan tâm và lựa chọn.

Cũng như mọi năm, cuối năm luôn là cao điểm của sản xuất trên toàn bộ nhà máy Âu Cơ, từ các dạng viên nang, viên nén bao phim hay các dòng sản phẩm dạng dung dịch đóng lọ, dạng kem xoa bóp hay các dạng cốm, bột cho trẻ…

Sản phẩm khác