Nhà máy sản xuất Thực phẩm chức năng đạt GMP-HS đầu tiên tại Việt Nam
Âu Cơ đạt GMP-HS
Dược liệu

Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu


Trong Đông y, mật gấu (Hùng đởm) được dùng trong nhiều bài thuốc.Tuy nhiên, hiện nay, nguồn dược liệu này ngày càng khan hiếm. Để bảo vệ gấu khỏi nguy cơ tuyệt chủng, chúng ta hãy chữa bệnh bằng những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu.

1. Bạch chỉ

cây bạch chỉ

 

- Bộ phận dùng:  Rễ củ gọi là Bạch chỉ.

 

- Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính bình; Vào các kinh: Phế, tâm, bang quang.

 

- Tác dụng: Hoạt huyết, bài nùng, sinh cơ, khư phong, chỉ thống. Gần đây, người ta biết được tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm.

 

- Công dụng: Chữa cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, mụn nhọt đang mưng mủ, viêm tuyến vú, đau răng phong thấp nhức xương, khí hư bạch đới, chảy máu cam.

 

- Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12gr, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

 

 

2. Cây quế

cây quế

 

- Bộ phận dùng: Vỏ thân gọi là Nhục quế, vỏ cành gọi là Quế chi, đầu nhọn cành gọi là Quế chi tiêm.

 

- Tính vị, quy kinh: Vị cay, ngọt, tính nóng; Quế chi càng cay, nóng; mùi thơm; Vào các kinh: Tâm, can, thận, bàng quang.

 

- Tác dụng: Quế chi có tác dụng giải biểu tán hàn, chỉ thống. Nhục quế có tác dụng ôn trung tán hàn, tán ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh.

 

Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu - Ảnh 1Quế là một trong những vị thuốc quý có tác dụng thay thế mật gấu

 

- Công dụng: Chữa chấn thương tụ huyết, bế kinh, thống kinh, ngoại cảm phong hàn, đau bụng, ỉa chảy do lạnh, đau khớp, đau lưng, đau vùng ngực do lạnh hoặc huyết ứ.

 

- Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng từ 2 - 6gr hãm với nước sôi để uống hoặc 4 - 12gr dạng thuốc sắc, có thể ngâm rượu để uống.

 

Chú ý: Không dùng cho phụ nữ có thai.

3. Đại hoàng

cây đại hoàng

- Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ gọi là Đại hoàng.

 

- Tính vi, quy kinh: Đại hoàng có vị đắng, tính hàn; Vào các kinh: Tâm, can, đởm, đại tràng.

 

- Tác dụng: Tan ứ máu, hạ hỏa, giải độc, thông đại tiện, tiêu tích trệ.

 

Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu - Ảnh 4Đại hoàng cũng là một trong những cây thuốc có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, tán huyết... và có tác dụng thay thế mật gấu

 

- Công dụng: Chữa táo bón, đau bụng, bí đại tiện; Chữa bị thương, ứ máu, sưng tấy; Vàng da do viêm gan, tắc mật, hắc lào.

 

- Liều dùng: Ngày dùng từ 8 - 12gr dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

 

4. Cỏ mật gấu

cây mật gấu

- Bộ phận dùng: Toàn cây

 

- Tính vị, quy kinh: Có vị đắng, tính mát; Vào các kinh: Can, tâm, thận.

 

- Tác dụng: Tán huyết ứ, thanh nhiệt và lợi tiểu.

 

Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu - Ảnh 2Cỏ mật gấu có tác dụng tán huyết ứ, thanh nhiệt và lợi tiểu

 

- Công dụng: Chữa tụ máu do chấn thương, vàng da, viêm đường mật.

 

- Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng từ 16 - 32gr, dạng thuốc sắc.

Bài viết được trích từ cuốn “Những cây thuốc vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu” của Hội Đông y Việt Nam và Tổ chức Động vật Châu Á nhằm khuyến khích việc bảo tồn các loài gấu Việt Nam, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, khai thác, buôn bán và sử dụng mật gấu.

(Theo Healthy+)

 

Bài khác
Video
Tin Tức

Nhằm khắc phục những hạn chế của Máy sấy quần áo truyền thống, Nhóm kỹ thuật Công ty Âu Cơ đã nghiên cứu, chế tạo và đưa vào thử nghiệm thành công tủ sấy bảo hộ lao động công suất lớn

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể người và đảm nhận rất nhiều chức năng khác nhau. Mặc dù có khả năng bù trừ về chức năng khá tốt nhưng gan cũng rất dễ bị tổn thương và gây ra nhiều bệnh ở gan từ nhẹ đến nặng. Nếu như không biết cách chăm sóc và bảo vệ thì con người rất dễ mắc phải bệnh gan, một số bệnh ở gan có thể tự khỏi, tuy nhiên cũng có nhiều căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời

Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng là bệnh thường gặp ở nhiều người , bệnh viêm loét dạ dày có thể chữa trị được hoàn toàn, tuy nhiên khi để bệnh viêm loét sang giai đoạn mạn tính, thì việc chữa trị căn bệnh này sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ gây ra các biến chứng đáng tiếc.

Sản xuất

Đa số mọi người uống thuốc đều chú ý tới cách sử dụng và liều lượng thuốc nhưng lại ít để ý tới nhiệt độ nước dùng để uống kèm. Trên thực tế, không nên dùng nước nóng để uống thuốc vì có thể gây ra các phản ứng vật lý hoặc hóa học làm ảnh hưởng tới hiệu quả thuốc.

Trong những năm gần đây, xu hướng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng nâng lên một tầm cao mới. Đặc biệt năm 2018 với các cảnh báo từ Tổ chức Y tế Thế Giới “WTO” báo động về thực trạng tràn lan các bệnh mạn tính và mức độ an toàn thực phẩm toàn cầu thì nhu cầu sử dụng thực phẩm lành mạnh, có bổ sung dưỡng chất đã tạo nên một làn sóng cao trào được người tiêu dùng thông thái quan tâm và lựa chọn.

Cũng như mọi năm, cuối năm luôn là cao điểm của sản xuất trên toàn bộ nhà máy Âu Cơ, từ các dạng viên nang, viên nén bao phim hay các dòng sản phẩm dạng dung dịch đóng lọ, dạng kem xoa bóp hay các dạng cốm, bột cho trẻ…

Sản phẩm khác